Các bước hình thành một bài viết và các dạng bài viết cơ bản.

Posted: Tháng Bảy 5, 2022 by admin

Xin chào anh!

Như tuần trước mình có trao đổi sau các bài viết của anh thì em muốn chia sẻ với anh về cách để mình hình thành một bài viết cơ bản.

Đầu tiên khi lựa chọn chủ đề để viết mình cần phân tích các thông tin liên quan chủ đề đó:

1.Nghiên cứu cơ bản về chủ đề bài viết

2.Nghiên cứu cách triển khai của các bài viết tương tự

3. Nghiên cứu các số liệu, dẫn chứng có thể phục vụ cho
bài viết

Note: Đôi khi, người viết cũng phải tự nghiên cứu từ khoá, cũng có nhiều trường hợp người viết được gợi ý từ khoá ngay từ đầu.

Lập dàn ý cho bài viết:

MỤC ĐÍCH

1.Hình dung rõ mạch phát triển và tính logic của bài viết

2.Tránh thiếu những ý lớn

3.Tránh đi vào kể lể dài dòng

4.Đảm bảo thông điệp của bạn được phát triển dần theo từng phần bài viết

5.Giúp bạn chia bài viết thành từng phần nhỏ

Note: Trong quá trình viết, bạn hoàn toàn có quyền thay đổi dàn ý nếu như bạn cảm thấy mạch tư duy cũ không còn logic và bạn có flow khác sáng hơn.

Ví dụ: https://monday.vn/ung-dung-mau-sac-trong-viec-thiet-ke-website/

7 dạng bài blog phổ biến ( Mục này để mình hình dung bài viết của mình ở dạng bài viết nào, từ đó tư duy mình sẽ nhìn nhận theo từ khoá đó, mình muốn bài liệt kê về những điều gì thì là dạng top list, mình sẽ luôn nhớ rằng dạng bài đó để liệt kê và có các con số để khách quan việc list. Dạng bài hướng dẫn thì cần nghiên cứu thông tin chính xác, dạng bài phỏng vấn hoặc chia sẻ nhật kí thì cần có những thông tin về hội thoại….)

1. Dạng bài top list

Đây là kiểu bài khá quen thuộc đối với những người chuyên viết bài chuẩn Seo. Như tên gọi của nó, Toplist có nghĩa là liệt kê danh sách hàng đầu, danh sách top ở tất cả những lĩnh vực khác nhau.

Dạng bài content Toplist luôn kích thích sự tò mò và hứng thú của độc giả. Nếu bạn biết cách tìm tòi chủ đề mới lạ kết hợp với việc sử dụng ngôn ngữ sáng tạo độc đáo thì bài viết sẽ đem lại hiệu quả rất lớn.

Hầu như những người viết bài chuẩn Seo đều đã từng viết ít nhất một bài dạng Toplist trong đời. Với từ khóa cho sẵn, bạn sẽ sử dụng các con số để làm nổi bật chủ đề như: Top 5 loại thực phẩm chính không thể thiếu nếu muốn giúp mắt khỏe hơn,5 tips bảo vệ da giúp bạn tận hưởng mùa hè tuyệt vời,…

Tuy nhiên cách viết dạng Toplist cũng có những hạn chế nhất định. Đặc biệt là khi có những sản phẩm mới chất lượng, những thương hiệu mới xuất hiện và trở nên nổi tiếng thì bạn phải cập nhật lại danh sách đã viết. Nghĩa là bài viết Toplist luôn cần người viết phải nhạy bén, cập nhật tin tức nhanh và chính xác.

2. Phỏng vấn – chia sẻ

Tự viết và chia sẻ câu chuyện của mình mãi trên blog đôi khi cũng tạo nên cảm giác nhàm chán cho đọc giả. Đây là lúc bạn cần tìm cách để chia sẻ câu chuyện của người khác.

Hiện nay rất nhiều blogger (phần lớn là ở nước ngoài) thực hiện các cuộc phỏng vấn chéo lẫn nhau, bạn có thể thực hiện nội dung này bằng các đoạn podcast dạng âm thanh hoặc bài viết tuỳ trường hợp.

Cá nhân mình ngay từ đầu khi xây dựng blog đã ý thực được việc cần phải kết nối và mang những câu chuyện thành công của các nhân vật khác để phần nào đó làm phong phú hơn nội dung.

3. Bài viết đánh giá (review)/ so sánh

Những blog về công nghệ, kỹ thuật hoặc blog muốn tạo thu nhập từ tiếp thị liên kết có thể tận dụng tối đã loại bài viết review này.

Việc đánh giá và so sánh các sản phẩm/dịch vụ sẽ làm cho độc giả có một cái nhìn trực quan hơn, hiểu hơn và ra quyết định chính xác hơn.

Tuy nhiên nếu là một blogger thì bạn luôn cần ý thức được việc đánh giá, so sánh một cách khách quan nhất sẽ tốt hơn việc tâng bốc và chỉ thiên về phần ưu mà quên phần nhược quan trọng như thế nào.

4. Bài viết hướng dẫn từ a đến z (toàn diện)

Có thể nói kiểu bài viết hướng dẫn được các blogger tận dụng nhiều nhất. Cũng đúng thôi vì chúng ta viết blog chủ yếu là để chia sẻ, là để hướng dẫn mọi người… làm một điều gì đó.

Nhưng bài viết hướng dẫn toàn diện là một kiểu bài viết dài, đầy đủ từ A đến Z tức là bạn cung cấp cho người đọc một cách rất chi tiết.

Bài viết hướng dẫn toàn diện thường dài (trên 2000 từ), loại bài viết này nếu làm tốt bạn sẽ tạo ra được thứ hạng cao và lượng traffic rất lớn, thậm chí có thể mang đến thu nhập tốt nếu bạn áp dụng các phương pháp kiếm tiền (ví dụ tiếp thị liên kết)

5. Dạng bài hành trình, nhật ký

Những dạng bài hành trình, nhật ký thường có sức lan tỏa rộng lớn. Cách viết thường là chia sẻ những kinh nghiệm, kể về quá trình để đạt được một điều gì đó. Từ những trải nghiệm của người viết, độc giả sẽ thấu hiểu nhiều hơn về con đường mà họ đã đi qua. Và lấy đó làm động lực để tiếp tục cố gắng.

Chúng ta dễ dàng bắt gặp những bài viết hành trình, trải nghiệm nhật ký của các blogger. Đó là câu chuyện họ đến với nghề, cách kiếm tiền từ nghề hay cách họ vượt qua khủng hoảng, đối mặt với khó khăn ra sao.

Dạng bài content nhật ký, hành trình thì không đòi hỏi bạn phải dùng từ ngữ sao cho hay, diễn đạt sao cho bay bổng. Bởi lẽ điều mà độc giả quan tâm hơn hết chính là câu chuyện của chính bạn. Hãy kể một cách thật giản dị, chân thành và dễ hiểu. Như CEO Howard Schultz đã từng viết trong cuốn hồi ký của mình “Cái gì xuất phát từ trái tim sẽ đến được với trái tim”.

6. Dạng bài chia sẻ kinh nghiệm, bí quyết

Chia sẻ kinh nghiệm là một trong những dạng bài được nhiều độc giả tìm kiếm trên google, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh bán hàng, lập trình, thiết kế, du học… Nếu đang làm cộng tác cho các trang website về mỹ phẩm, bạn có thể viết dạng bài content chia sẻ các tips, mẹo hữu ích về làm đẹp.

Những bài viết kiểu mới lạ như thế này sẽ thu hút hơn so với bài chỉ cung cấp kiến thức phổ biến thông thường.

Ngoài ra những bài viết chia sẻ bí mật, thủ thuật cũng khá hữu hiệu nếu bạn đang bí ý tưởng. Bạn có thể tìm kiếm và tổng hợp tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau để đúc kết những mẹo hay ho. Cách triển khai này cực phù hợp với chủ đề sức khỏe, du lịch, dinh dưỡng,…

7. Dạng bài Case Study

Những sự việc, tình huống có trong thực tế có thể áp dụng vào trong bài viết bằng cách phân tích, tìm hiểu vấn đề. Đó là dạng bài content case study (nghiên cứu trường hợp). Những câu chuyện thú vị, chân thực sẽ đưa sản phẩm/dịch vụ của bạn đến gần với độc giả hơn.

Tâm lý người dùng internet thường tò mò và muốn khám phá. Vì vậy khi gặp những bài viết dạng case study, họ không ngần ngại click vào bài viết để tìm hiểu bạn đã tạo ra kết quả đó như thế nào, bạn đã làm nó bằng cách nào.

Một bài case study thu hút độc giả ở cách đặt tiêu đề. Về nội dung, bạn nên trình bày rõ ràng dễ hiểu để độc giả nắm được nội dung chính. Không nên sa đà vào những câu chuyện không liên quan để rồi độc giả phải ngán ngẩm rời khỏi trang web bạn nhé.

No Comments

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *